Ảo Thuật Tổng Hợp Hoá Hoc • —◦—⊙—◦— • Sưu Tầm: Xa Lộ360
Bạn đam mê hóa học, ban muốn trở thành 1 nhà ảo thuật thật đơn giản nếu bạn biết cách ứng dụng hóa học vào đó. Mình sưu tầm được mấy bài này rất hay mời các bạn cùng xem.
1. Những chiếc cốc “thần”
Bạn bày một loạt những chiếc cốc không lên bàn và tuyên bố đó là những chiếc cốc có phép thần. Bạn lần lượt ném những mẩu bông vào các cốc trên, các mẩu bông sẽ tự bốc cháy. Cách làm và giải thích: Ở đáy mỗi cốc, bạn cho một ít hỗn hợp sền sệt của KMnO4 và H2SO4 đậm đặc. Với lượng nhỏ hỗn hợp này ở đáy cốc người xem sẽ không nhìn thấy. Bạn viên những mẩu bông đem tẩm cồn rồi ném vào các cốc trên. Khi bông tiếp xúc với hỗn hợp nó sẽ tự bốc cháy.
2. Đốt cháy bằng khí cacbonic
Thật là chuyện lạ đời! Chúng ta ai cũng biết khí CO2 không duy trì sự cháy, nên được dùng làm chất chữacháy.
Bạn lấy cặp gắp một miếng bông giơlên cho mọi người xem rồi cho luồngkhí CO2 điều chế từ bình Kíp thổi vào miếng bông, miếng bông sẽ bùng cháy trước con mắt ngạc nhiên của mọi người. Cách làm và giải thích: Những miếng bông làm thí nghiệm cần được chuẩn bị trước bằng cách rắc bột natri peoxit Na2O2 khô lên. Khi thổi khí CO2 vào, Na2O2 sẽ tác dụng với CO2 theo phương trình hóa học sau:
2Na2O2 + 2CO2 ---> 2Na2CO3+ O2
Phản ứng trên vừa tỏa nhiệt, vừa giả phóng ra O2 nên miếng bông cháy tức khắc. Chú ý: Những miếng bông đã tẩm bột Na2O2 dùng không hết không được để dành lại trong phòng thí nghiệm vì có thể tự bốc cháy do tác dụng của khí CO2 trong không khí. Tốt hơn hết là nên đốt ngay đi.
3. Đốt cháy đường
Bình thường, đường đốt không cháy mà chỉ bị nóng chảy, ấy thế mà ta có “phép lạ” làm cho đường cũng cháy được. “Phép lạ” này thậtđơn giản. Bạn chỉ việc rắc tàn thuốclá vào miếng đường rồi bật diêm đốt, miếng đường sẽ bắt lửa và cháy với ngọn lửa màu xanh.
Tác dụng của tàn thuốc lá đối với sự cháy của đường có thể giải thíchnhư sau: Trong tro tàn thuốc có chứa nhiều hợp chất hóa học, trongđó có hợp chất của liti có tác dụng như chất xúc tác khơi mào sự cháy của đường.
4. Lắc “nước lã” thành “màu đỏ"
Rót nước đến nửa bình cầu rồi cho thêm vào đó 2 – 3ml dung dịch phenoltalein. Đậy bình bằng nút, ở đáy nút có một khe chứa một mẩu NaOH hoặc KOH. Lắc bình sao cho chất lỏng không chạm vào nút, nhưvậy tất nhiên nước không bị nhuộm màu.
Khi tuyên bố là có thể lắc “nước lã” thành “màu đỏ” bạn sẽ lắc mạnh hơn, một phần chất kiềm tan vào nước và phenoltalein có màu đỏ thắm.
5. Núi lửa phun
Lấy 100g mạt sắt mịn cùng với 50g lưu huỳnh bột. Trộn kỹ và đổ vào một chút nước nóng cho đến khi hỗn hợp trở nên sền sệt. Sau đó, đặt hỗn hợp lên một đĩa hoặc khay sắt và lấy đất sét nhão trộn với những hòn sỏi nhỏ, đắp phủ lên hỗn hợp mạt sắt và lưu huỳnh, sao cho giống như một ngọn núi thực sự. Dùng que gỗ chọc từ miệng núi một lỗ, qua lớp đất sét.
Sau 10 – 12 phút núi lửa tí hon bắt đầu hoạt động. Từ miệng phun, khói bốc mù mịt và “dung nham” phun trào ra dữ dội, giống hệt một ngọn núi lửa trong thiên nhiên, chỉ thiếu tiếng nổ.
Giải thích: Fe và S sau khi tiếp xúc với nhau một thời gian ngắn, bắt đầu phản ứng tạo thành FeS. Phản ứng tỏa nhiệt làm nước bốc hơi và cũng nhờ nhiệt phản ứng mạnh, làmcả khối “sôi” trào ra ngoài.
(ST)
__________________
—»»[K]µ_[V]i†««— ..... < Quay lại ..... • —◦—⊙—◦— •