Ngày
xưa, có một ông vua muốn thử xem dân chúng ra sao,
liền ăn mặc trang phục thường dân đi
thật xa ra ngoài cung thành.Ông đặt một tảng
đá thật to giữa một con đường
nhiều người qua lại, không phải để
buộc người dân phải bê nó đi, mà muốn
xem người dân sẽ phản ứng ra sao với những
chướng ngại vật mà họ bất ngờ
gặp trên đường. Sau khi đặt tảng
đá, ông nấp vào một chỗ gần đó, làm người
quan sát. Nhiều người trông rất giàu có và
lịch sự, ăn mặc rất diện đi qua.
Họ than phiền với nhau rằng tảng đá làm
nghẽn đường đi, coi nó là một vật
đáng ghét, thậm chí còn xúc phạm đức vua
đã không cho người giữ đường sá
sạch sẽ. Nhưng rõ ràng ai cũng bỏ tảng
đá ở đó. Họ thà đi vòng qua nó chứ không
chịu đẩy nó ra khỏi đường đi.
Rồi
một bác nông dân nghèo đi chợ về ngang với
một giỏ đầy rau. Nhìn thấy tảng đá, bác
đặt giỏ của mình xuống và cố đẩy
tảng đá đi. Nhiều người đi qua
thấy vậy, cười giễu bác là lăng xăng
cơm nhà vác tù và hàng tổng. Không ai dừng lại giúp
đỡ bác. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng bác
nông dân cũng thành công. Khi đẩy tảng đá
đi được, bác mới phát hiện có một cái
túi thì thấy có rất nhiều tiền vàng và một
mảnh giấy ghi rằng số tiền đó dành cho người
đẩy tảng đá khỏi đường đi.
Bác nông dân xứng đáng có
được túi tiền, vì bác đã hiểu
được một điều mà nhiều người
khác không hiểu: Mỗi chướng ngại vật
đều ẩn chứa những cơ hội cho mỗi
con người.